Nhiều câu hỏi đặt ra là: Làm dịch vụ thẩm mỹ không đúng như quảng cáo, phải bồi thường? Có thể yêu cầu bồi thường khi phẫu thuật thẩm mỹ lỗi được không?
Theo thống kê của Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam, nước ta mỗi năm có khoảng 250 nghìn người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có từ 25 nghìn ca đến 35 nghìn ca gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ.
Ví dụ như trường hợp đã có bài phản ánh “Liệt dây thần kinh, biến dạng khuôn mặt sau khi căng da tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam?” và “Khách hàng tố Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam “hứa hão?”, đến thời điểm hiện tại, vụ việc giữa Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam (BVTM Kangnam, địa chỉ 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, TP HCM) và bà H.L vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trao đổi với phóng viên về vụ việc, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết: Khoản 1, Điều 584, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Do đó, bà H.L có quyền yêu cầu BVTM Kangnam bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.
Người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 117 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác
1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người sử dụng dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ có quyền gì?
Dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và luôn ẩn chứa những rủi ro không thể kiểm soát được. Vì vậy, khi hành nghề, các BS phải thực hiện đúng chuyên môn, đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. “Điều 6 luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định các hành vi bị cấm, bao gồm hành nghề KCB, cung cấp dịch vụ KCB vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn. Còn đối với người bệnh, khách hàng tham gia dịch vụ cũng có quyền được cung cấp thông tin về giá dịch vụ KCB, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ KCB”.
“Sau khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cho rằng cơ sở KCB thực hiện không đúng theo thỏa thuận ban đầu, dịch vụ không phù hợp, không đúng với số tiền bỏ ra, gây ảnh hưởng sức khỏe, tài sản của họ thì khách hàng có quyền khiếu nại, tố cáo lên Sở Y tế trực thuộc, đồng thời khởi kiện đòi toàn bộ tiền hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại theo bộ luật Dân sự (BLDS) 2015”.
Về các chi phí được hoàn trả và bồi thường, LS Bùi QN (Phó chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM) cho biết khi yêu cầu bồi thường, khách hàng phải chứng minh thiệt hại thực tế, số tiền họ đã bỏ ra KCB nhưng không được thực hiện đúng theo dịch vụ mà cơ sở KCB tư vấn.
Bên cạnh đó, theo LS N, việc xác định thiệt hại do vi phạm hợp đồng KCB phải áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Điều 13, điều 360 và các điều 589, 590, 591… BLDS năm 2015 quy định các loại thiệt hại, trong đó thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm: tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác.
Khi là nạn nhân của các Thẩm Mỹ viện, cần các bằng chứng như sau:
- Hợp đồng phẫu thuật thẩm mỹ
- Phiếu thu tiền
- Giấy chứng nhận mức độ thương tật
Trong trường hợp Quý khách cần tư vấn thêm có thể liên hệ công ty Khánh An. Chúng tôi sẽ đồng hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN
📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1) 📞 : 02923 734 995 📧 : dichthuatkhanhan@gmail.com Zalo : 0842 224 254 Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An |