Có được bồi thường thiệt hại do tai biến trong y khoa không ?
Tai biến y khoa là một trong những vấn đề nhạy cảm và phức tạp trong lĩnh vực y tế. Dù công tác khám chữa bệnh đã ngày càng được nâng cao về mặt kỹ thuật và chuyên môn, các sự cố y khoa không mong muốn vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân cũng như xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, luật pháp Việt Nam đã quy định chi tiết về vấn đề về bồi thường thiệt hại do tai biến trong y khoa.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tai biến y khoa, trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự cố, và cách thức xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật
Tai biến trong y khoa là gì?
Sự cố y khoa là tình huống không mong muốn hoặc bất thường xảy ra trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh do yếu tố khách quan, chủ quan (khoản 22 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023).
Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2018/TT-BYT cũng có quy định sự cố y khoa (Adverse Event) là các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình chẩn đoán, chăm sóc và điều trị do các yếu tố khách quan, chủ quan mà không phải do diễn biến bệnh lý hoặc cơ địa người bệnh, tác động sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Tai biến y khoa là sự cố y khoa gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh do một trong các nguyên nhân sau đây:
+ Rủi ro ngoài ý muốn mặc dù người hành nghề đã tuân thủ các quy định về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là chuyên môn kỹ thuật);
+ Sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Ai phải bồi thường khi sự cố y khoa xảy ra?
Điều 62 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định người hành nghề được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Người hành nghề được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa được quy định tại Điều 42:
+ Được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
+ Được đề nghị cơ quan, tổ chức, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
Đồng thời Điều 102 có quy định trường hợp xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp người hành nghề được Hội đồng chuyên môn xác định không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
Người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật khi được Hội đồng chuyên môn xác định thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề đã thực hiện đúng trách nhiệm chăm sóc, điều trị người bệnh và các quy định về chuyên môn kỹ thuật nhưng vẫn xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
+ Trường hợp cấp cứu nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị y tế, thuốc, thiếu người hành nghề mà không thể khắc phục được; trường hợp bệnh chưa có hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật để thực hiện dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
+ Trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khách quan dẫn đến xảy ra tai biến y khoa đối với người bệnh;
+ Trường hợp tai biến y khoa do người bệnh gây ra.
Như vậy, khi xảy ra tai biến y khoa thì trách nhiệm bồi thường đầu tiên là bệnh viện, bác sĩ gây ra thì phải chịu trách nhiệm trước bệnh viện về sai sót chuyên môn kỹ thuật của mình. Trường hợp tai biến y khoa xảy ra do phải do sai sót chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ thì sẽ không phải bồi thường.
Xác định bồi thường thiệt hại trong tai biến y khoa
Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác do luật định.
– Ngoài việc phải bồi thường thiệt hại do tai biến trong y khoa theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì bệnh viện còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
(Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng)
Tóm lại việc bồi thường thiệt hại do tai biến trong y khoa là một vấn đề phức tạp, . Mặc dù người hành nghề có thể không bị trách nhiệm bồi thường nếu đã tuân thủ đầy đủ các quy định chuyên môn. Nhúng việc bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người bệnh luôn là ưu tiên hàng đầu.
Để hạn chế tối đa các sự cố y khoa và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan y tế, người hành nghề và cả người bệnh trong việc tuân thủ các quy định pháp luật và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Dịch thuật – Visa Khánh An qua thông tin phía dưới để được hỗ trợ nhé.
CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN
📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1) 📞 : 02923 734 995 Zalo : 0842 224 254 Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An |