Rủi ro pháp lý của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động

Rủi ro pháp lý của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động

1. Những rủi ro pháp lý của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động

Thứ nhất, pháp luật không thừa nhận quan hệ lao động giữa các bên. Pháp luật Việt Nam quy định rõ những trường hợp sau người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động để làm việc ở Việt Nam:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Do đó, khi không thuộc các trường hợp nêu trên, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài có trách nhiệm phải xin cấp giấy phép lao động trước khi người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài cũng chỉ được phép ký kết hợp đồng lao động sau khi đã được cấp giấy phép lao động. Do đó, khi người lao động nước ngoài giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động mà không có giấy phép lao động, hợp đồng lao động này có thể bị xem là vi phạm pháp luật. Điều này dẫn đến quyền và lợi ích của người lao động nước ngoài không được pháp luật bảo vệ khi người sử dụng lao động vi phạm các điều khoản của hợp đồng lao động.

Rủi ro pháp lý của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động

Thứ hai, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với việc làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP). Hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định

Rủi ro pháp lý của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động

Thứ ba, người lao động nước ngoài có thể đối mặt với bất lợi trong quá trình tố tụng để giải quyết tranh chấp với người sử dụng lao động. Khi có tranh chấp xảy ra phát sinh từ hợp đồng lao động không căn cứ trên giấy phép lao động, người lao động nước ngoài có thể sẽ nhận những phán quyết bất lợi từ Tòa án. Ví dụ, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và người lao động nước ngoài khởi kiện yêu cầu người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, những yêu cầu này của người lao động nước ngoài có thể không được Tòa án chấp nhận với lý do người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động.

2. Xử phạt đối với công ty, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài

Khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:

– Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

– Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

– Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.

Rủi ro pháp lý của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động

Trên đây là những thông tin cần biết về những rủi ro pháp lý của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động. Để được tư vấn chi tiết các bạn có thể liên hệ chúng tôi qua thông tin dưới đây. 

lam-passport-ho-chieu-o-dau-tai-can-tho-logo-khanh-an

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1) 

📞 : 02923 734 995

📧  : dichthuatkhanhan@gmail.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *