Công ty chấm dứt hợp đồng trước hạn có phải bồi thường cho người lao động? Và bạn cần làm gì khi bị buộc thôi việc đột ngột? Đó là một câu hỏi lớn mà người lao động quan tâm. Gần đây, một làn sóng cắt giảm hàng loạt nhân sự đang lan rộng trên toàn cầu. Nếu không may nằm trong tình huống đầy biến động đó, bạn nên chú ý đến những điều sau đây:
Bạn bị buộc thôi việc đột ngột có đúng luật không?
Theo Điều 35, Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động (NSDLD) chỉ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:
- a) Người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng
- b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn điều trị 6 hoặc 12 tháng liên tục (tuỳ thời hạn hợp đồng lao động)
- c) Thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,…
- d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định
- e) Người lao động tự ý bỏ việc từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng
- f) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu
- g) Người lao động không trung thực khi cung cấp thông tin trong quá trình tuyển dụng
Trong hầu hết các tình huống đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLD cần phải thông báo cho người lao động trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc trước ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. Trong thời gian này, bạn có thể có thêm thời gian để tìm kiếm cơ hội việc làm mới hoặc đào tạo lại trước khi nghỉ việc.
Cũng theo đó, tại Điều 37 Bộ luật Lao động thì NSDLD không được đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu:
- Người lao động có vấn đề về sức khoẻ và đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b) nêu ở trên
- Người lao động đang nghỉ phép theo đúng quy định
- Người lao động nữ mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Chính vì thế, nếu bạn bất ngờ nhận được thông báo sắp bị chấm dứt hợp đồng, một số chuyên gia về luật lao động khuyên bạn nên kiểm tra xem chủ lao động của mình có tuân thủ luật pháp hay không, đồng thời hãy tham khảo ý kiến của luật sư nếu cho rằng mình đang bị cho thôi việc không đúng pháp luật. Bạn có thể liên hệ đến Công ty Khánh An để được tư vấn thêm cho trường hợp cụ thể của bạn.
Người lao động cần làm gì khi bị sa thải trái pháp luật?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về trình tự thực hiện khiếu nại của người lao động
– Người lao động gửi khiếu nại lần đầu: Gửi khiếu nại tới người sử dụng lao động.
Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai.
– Người lao động gửi khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Xem thêm: Dịch vụ Đăng ký Kết hôn – Ly hôn có yếu tố nước ngoài
Hãy đảm bảo các quyền lợi của bạn
Khi bị buộc thôi việc đột ngột, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần phải biết đến 5 khoản tiền sau:
- Tiền lương: cho những ngày làm việc nhưng chưa được thanh toán
- Tiền phép năm: NSDLD phải thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa được sử dụng
- Tiền trợ cấp thôi việc: nếu đủ điều kiện theo luật, mỗi năm làm việc, người lao động được trợ cấp một nửa tháng tiền lương
- Tiền trợ cấp mất việc làm: nếu đáp ứng đủ điều kiện theo luật, người lao động sẽ được NSDLD thanh toán trợ cấp mất việc, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
- Tiền trợ cấp thất nghiệp do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả nếu đáp ứng đủ điều kiện
Người lao động có được bồi thường khi bị sa thải trái luật không?
Đối với việc sa thải trái pháp luật được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Căn cứ Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp buộc phải nhận lại người lao động, đồng thời phải bồi thường cho người lao động những khoản tiền sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật nàyđể chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Sa thải người lao động thông qua lời nói có xem là trái pháp luật không?
Nếu người lao động thuộc một trong 11 trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, người sử dụng lao động có quyền sa thải.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, việc xử lý kỷ luật lao động nói chung cũng như kỷ luật sa thải đều phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Điều này.
Theo đó, việc xử lý kỷ luật sa thải người lao động phải đảm bảo sự có mặt của phía người lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và phải được lập thành biên bản, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm.
Đồng thời, việc xử lý kỷ luật sa thải phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về kỷ luật lao động với các bước sau:
- Xác nhận hành vi vi phạm.
- Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động.
- Ban hành quyết định xử lý kỷ luật.
- Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật.
Như vậy, người sử dụng lao động phải tiến hành các bước trên và ban hành quyết định sa thải gửi tới người lao động thì mới coi là sa thải đúng quy định.
Như vậy, người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động khi người lao động đó vi phạm các trường hợp bị kỷ luật sa thải, đồng thời việc sa thải người lao động phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Nếu sa thải bằng miệng hay hình thức khác không đúng quy định pháp luật, người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.
Nếu bạn thuộc trường hợp công ty cho thôi việc trước thời hạn không đúng luật, bạn có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn, bảo vệ quyền lợi của bạn.
Liên hệ với chúng tôi:
CTY DỊCH THUẬT – VISA – PHÁP LÝ KHÁNH AN
Add: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
(Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)
Điện thoại: 02923 734 995 Zalo: 0842 224 254
Di động: 0842 224 254
Email: dichthuatkhanhan@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/dichthuatkhanhancantho
Website: http://dichthuatkhanhan.com