Giải thể doanh nghiệp và những điều cần lưu ý

Giải thể doanh nghiệp và những điều cần lưu ý
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có nhiều lý do dẫn đến việc một doanh nghiệp phải giải thể. Đây là bước cuối cùng trong vòng đời của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp chính thức chấm dứt sự tồn tại của mình trước pháp luật. Việc giải thể cần tuân theo các quy định chặt chẽ của Luật Doanh Nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, từ doanh nghiệp đến chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước.

Vậy doanh nghiệp sẽ bị giải thể trong những trường hợp nào và các thủ tục cần lưu ý là gì? Hãy cùng Dịch Thuật – Visa Khánh An tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giải thể doanh nghiệp trong những trường hợp nào?

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định giải thể của chủ doanh nghiệp tư nhân, của tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, dựa vào quyết định của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông nếu là công ty cổ phần; 

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hay Trọng tài.

Điều 211 Luật doanh nghiệp 2020 quy định kể từ thời điểm có quyết định giải thể công ty, người quản lý công ty bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động:

– Phải từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ

– Chuyển tất cả các khoản nợ không bảo đảm thành bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp

– Ký kết các hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện việc giải thể doanh nghiệp

– Không được cất giấu hoặc tẩu tán tài sản

– Không được cầm cố, thế chấp, tặng cho hoặc cho thuê tài sản

– Chấm dứt thực hiện các hợp đồng đã có hiệu lực

– Không được huy động vốn dù dưới bất cứ hình thức nào

Những lưu ý khi làm hồ sơ và thủ tục giải thể doanh nghiệp 

Khi tiến hành giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải có bộ hồ sơ đầy đủ và phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật mới có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả nhất.

1.Về hồ sơ giải thể doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ sau:

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

– Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội…

– Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc hoàn thành những nghĩa vụ về thuế, giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

2. Về thủ tục giải thể doanh nghiệp

– Đối với doanh nghiệp, công ty: cần tuân thủ các quy định về thuế trong quá trình kinh doanh, vì việc hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế tại cơ quan thuế là bước chiếm nhiều thời gian và công sức nhất khi giải thể doanh nghiệp.

– Đối với cơ quan thuế: cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoàn tất việc giải thể nhanh chóng, quy định rõ ràng các bước và trình tự tiếp nhận hồ sơ đóng mã số thuế, đồng thời công khai tại trụ sở hoặc trên cổng thông tin điện tử để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.

– Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh: phải rút ngắn và xem xét hồ sơ giải thể doanh nghiệp

– Các cơ quan khác như cơ quan Hải quan, công an cần phải rút ngắn thời gian thụ lý hồ sơ, tạo điều kiện tốt nhất cho công ty, doanh nghiệp tiến hành giải thể

KẾT LUẬN

Việc giải thể doanh nghiệp không chỉ là quá trình pháp lý cần thiết khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mà còn là bước đi quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Để quá trình này diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định về hồ sơ, thủ tục và thời gian thực hiện.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về những trường hợp dẫn đến giải thể doanh nghiệp và những lưu ý cần thiết để quá trình này diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *