Hợp đồng chuyển nhượng đất là gì ?
Hợp đồng chuyển nhượng đất là sự cam kết giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng thực hiện việc giao đất và chuyển giao quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.
Vậy hợp đồng chuyển nhượng đất nên công chứng hay chứng thực ?. Xác thực và công chứng có gì khác nhau ?. Hãy cũng Dịch thuật Visa Khánh An tìm hiểu nhé.
Quy định về hợp đồng chuyển nhượng đất
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong hồ sơ khi sang tên nhà đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay chứng thực.
Hợp đồng chuyển nhượng đất dù công chứng hay chứng thực thì đều có giá trị pháp lý như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận. Đối với giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, người dân có thể lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất. Tùy thuộc vào khoảng cách địa lý, việc đi lại, chi phí và nhu cầu thực hiện mà các bên chuyển nhượng có thể lựa chọn hình thức công chứng hay chứng thực.
Khái niệm giữa công chứng và chứng thực
Công chứng
Công chứng là quá trình do công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nhằm:
- Xác nhận tính xác thực và hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản.
- Đảm bảo sự chính xác, hợp pháp và phù hợp với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, theo yêu cầu của pháp luật hoặc khi cá nhân, tổ chức tự nguyện mong muốn thực hiện công chứng.
Chứng thực
Chứng thực là quá trình do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện, dựa trên bản chính hoặc bản gốc để xác thực các giấy tờ, văn bản, hợp đồng, và giao dịch theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Có 4 loại chứng thực chính bao gồm:
- Cấp bản sao từ sổ gốc
- Chứng thực bản sao từ bản chính
- Chứng thực chữ ký
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch
Mỗi hoạt động đều nhằm đảm bảo tính xác thực và hợp pháp của các văn bản, giao dịch trong đời sống pháp lý hàng ngày.
Sự khác nhau giữa công chứng và chứng thực
Công chứng |
Chứng thực |
|
Bản chất | – Đảm bảo nội dung của hợp đồng, giao dịch chuyển nhượng đó.
– Công chứng viên là người chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. |
– Chủ yếu là chứng nhận sự việc, chú trọng về mặt hình thức mà không không đề cập đến phần nội dung.
– Chứng nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế. Tuy nhiên, người thực hiện chứng thực sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung. |
Giá trị pháp lý |
Có giá trị pháp lý cao hơn: – Hợp đồng khi đã được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành với tất cả các bên liên quan. – Trường hợp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định. – Hợp đồng được công chứng có giá trị chứng cứ. Theo đó, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng sẽ không cần phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. |
Chỉ có giá trị chứng minh:
– Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng; Năng lực hành vi dân sự; Ý chí tự nguyện; Chữ ký, dấu điểm chỉ các bên. – Không có giá trị chứng cứ chứng minh về nội dung hợp đồng giao dịch. -Do vậy, khi có tranh chấp hoặc khởi kiện tại Tòa, nguyên đơn buộc phải có nghĩa vụ chứng minh tình tiết, sự kiện trong hợp đồng. |
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, việc chứng thực thay vì công chứng hợp đồng không ảnh hưởng gì đến giá trị pháp lý khi sang tên Sổ đỏ, Sổ hồng. Tuy nhiên người dân cần lưu ý, việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi sang tên Giấy chứng nhận không đồng nghĩa với việc có giá trị pháp lý ngang nhau khi thực hiện tranh chấp, khởi kiện.
Người dân cần lưu ý những ưu điểm, nhược điểm quan trọng sau của công chứng, chứng thực để đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng chuyển nhượng.
CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN
📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1) 📞 : 02923 734 995 Zalo : 0842 224 254 Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An |