Quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền nuôi con sau khi ly hôn là một trong những chủ đề mà nhiều người quan tâm. Con trẻ ở các độ tuổi khác nhau thì quyền nuôi con cũng sẽ ảnh hưởng, nhằm phù hợp nhất với quyền, lợi ích của con giúp con phát triển tốt nhất về mặt thể chất và tinh thần.
Cùng tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh quyền nuôi con khi ly hôn như quyền và nghĩa vụ phải thực hiện khi nuôi con, độ tuổi của con ảnh hưởng như thế nào đến người được trực tiếp nuôi con qua bài viết bên dưới.

Quyền nuôi con khi ly hôn phụ thuộc vào từng độ tuổi của con như thế nào?

Quyền nuôi con khi ly hôn phụ thuộc vào từng độ tuổi của con như thế nào?

Quyền nuôi con khi ly hôn trường hợp con dưới 36 tháng tuổi

Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc về người mẹ. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc và khi ly hôn có thỏa thuận khác về việc giao con cho chồng hoặc người khác chăm nom.

Quyền nuôi con khi ly hôn trường hợp con từ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi và con trên 07 tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng thỏa thuận về việc ai là người trực tiếp nuôi con, nếu không có thỏa thuận thì sẽ do Tòa án quyết định về người nuôi dưỡng.

Khi con từ 36 tháng trở lên đến dưới 07 tuổi sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của cha mẹ, điều kiện vật chất, tinh thần của cha mẹ và quyết định của Tòa án để xác định người nuôi dưỡng con.

Khi Tòa án xem xét quyền nuôi con khi con đã từ đủ 07 tuổi thì con được quyền nêu ý kiến, nguyện vọng của con về người nuôi dưỡng nên khi này quyết định của Tòa án cũng sẽ ảnh hưởng do ý chí của con muốn được chung sống cùng ai.

Sau khi ly hôn cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Sau ly hôn cha mẹ có nghĩa vụ gì đối với con

Khi ly hôn người trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ gì?

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con nếu như chồng hoặc vợ có hành vi cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Theo quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Cấp dưỡng cho con.
  • Thăm nom con.
  • Yêu cầu cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con cái?

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con cái có các quyền và nghĩa vụ sau dựa vào quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

  • Tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trên đây là các lưu ý xoay quanh vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn, nếu còn có thắc mắc nào, xin hãy liên hệ chúng tôi qua các thông tin dưới đây.

Phẩu thuật thẩm mỹ bị biến chứng -dichthuatkhanhan - 3

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

                               (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)

📞 : 02923 734 995

📧  : info@dichthuatkhanhan.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *