Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có thay đổi địa giới hành chính, điều này đặt ra không ít thắc mắc: Có cần thay đổi giấy tờ pháp lý không? Cần làm những thủ tục gì? Nếu không làm thì có bị xử phạt không?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ những việc cần làm khi địa giới hành chính thay đổi sau sáp nhập tỉnh/huyện/xã.
1. Xác định rõ địa chỉ đăng ký kinh doanh có thay đổi hay không
Khi địa phương sáp nhập hoặc điều chỉnh địa giới, tên gọi của tỉnh/huyện/xã có thể thay đổi, kéo theo địa chỉ trụ sở doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Ví dụ:
- Trước sáp nhập: “Số 1/9, khu vực 7, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ”.
- Sau sáp nhập: Có thể thay đổi thành “Số 1/9, khu vực 7, phường Ninh Kiều, TP. Cần Thơ (không còn quận Ninh Kiều)”, tùy theo nghị quyết của Quốc hội và cập nhật từ cơ quan quản lý.
Việc doanh nghiệp cần làm:
- So sánh địa chỉ hiện tại trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) với địa chỉ mới được công bố sau sáp nhập.
- Nếu địa chỉ hành chính thay đổi tên đơn vị hành chính, dù không thay đổi trụ sở thực tế, doanh nghiệp phải cập nhật địa chỉ trên giấy đăng ký kinh doanh.

2. Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở do thay đổi địa giới hành chính
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu Phụ lục II-1).
- Quyết định và biên bản họp của chủ sở hữu (hoặc HĐTV/HĐQT nếu là công ty TNHH 2TV hoặc cổ phần).
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ (nếu có).
- Bản sao CMND/CCCD của người đại diện pháp luật.
Nơi nộp:
- Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời gian xử lý:
- Thường từ 3 – 5 ngày làm việc.
3. Cập nhật thông tin trên các giấy tờ liên quan khác
Sau khi thay đổi địa chỉ trên giấy đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên đồng bộ thông tin tại các cơ quan và hồ sơ sau:
- Cập nhật địa chỉ mới với cơ quan thuế.
- Điều chỉnh hóa đơn điện tử (nếu địa chỉ trên hóa đơn có thay đổi).
- Cập nhật thông tin với ngân hàng (tài khoản doanh nghiệp).
- Điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội.
- Thay đổi thông tin trong các hợp đồng kinh tế, hồ sơ dự thầu, v.v.
4. Nếu không cập nhật thì có bị phạt không?
Có. Theo Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp không thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (bao gồm địa chỉ) trong thời hạn quy định có thể bị xử phạt, đồng thời bị buộc thực hiện thay đổi theo quy định pháp luật.
5. Lời khuyên cho doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp bạn đang hoạt động tại khu vực đang hoặc đã sáp nhập địa giới hành chính, hãy chủ động kiểm tra và thực hiện điều chỉnh địa chỉ kịp thời.
Việc cập nhật không chỉ giúp bạn tuân thủ đúng quy định pháp luật, mà còn đảm bảo doanh nghiệp không gặp rắc rối khi làm việc với đối tác, cơ quan nhà nước, ngân hàng, thuế, bảo hiểm,…
CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN
📌: 1/9 Mậu Thân, P .Ninh Kiều, TP Cần Thơ 📞 : 02923 734 995 📧 : dichthuatkhanhan@gmail.com Zalo : 0842 224 254 Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An |