Cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?

Cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?

1. Khi nào cha mẹ sau ly hôn bị hạn chế bị hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con?

Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp trên thì cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét rút ngắn thời hạn này.

Cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?
Cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?

2. Có được ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn?

Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Đồng thời tại khoản 2 Điều 83 cũng có quy định cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Theo đó, trừ các trường hợp hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con và có quyết định bởi Tòa án thì không ai được ngăn cản cha, mẹ thăm nom chăm sóc con sau ly hôn.

Cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn bị xử lý như thế nào?

3. Khi vợ hoặc chồng ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn sẽ bị xử phạt như thế nào?

Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

 

Trên đây là những thông tin cần biết về các trường hợp hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn và mức xử phạt đối với hành vi cản trở quyền thăm nom, chăm sóc con. Để được tư vấn chi tiết các bạn có thể liên hệ chúng tôi qua thông tin dưới đây. 

lam-passport-ho-chieu-o-dau-tai-can-tho-logo-khanh-an

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1) 

📞 : 02923 734 995

📧  : dichthuatkhanhan@gmail.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *