Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý, thì phải làm thế nào?

Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý, thì phải làm thế nào?

Mới đây, chị X vừa liên hệ với chúng tôi chia sẻ về tình trạng hôn nhân của mình, được biết chị và chồng không còn tiếng nói chung từ lâu, chị cũng ngỏ ý với chồng về việc ly hôn để giải thoát cho cả hai nhưng chồng chị không đồng ý. Nay chị rất bâng khuâng, cần tư vấn để làm thủ tục đơn phương ly hôn, đồng thời giải quyết các vấn đề về nhân thân và tài sản.

Để có thể giúp chị, công ty Luật HPL & Partners chi nhánh Cần Thơ đã có những lời khuyên như sau:

Thứ nhất, tình trạng của chị là đơn phương ly hôn:

Đây là hành vi từ một phía về việc muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng khi không thể kéo dài mối quan hệ, chỉ khiến nó càng trở nên trầm trọng hơn. Theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các trường hợp “Ly hôn theo yêu cầu của một bên” như sau:

Trường hợp 1: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trường hợp 2: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trường hợp 3: Đơn phương ly hôn trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý, thì phải làm thế nào?

Thứ hai, về quyền nộp đơn ly hôn:

– Vợ hoặc chồng;

– Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích;

– Cha, mẹ, người thân thích khác có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Ở tình huống của chị X, chị có thể tự mình nộp đơn ly hôn mà không cần phải nhờ bất cứ ai.

Thứ ba, cơ quan giải quyết ly hôn:

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.

*Đối với trường hợp đơn phương ly hôn

Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn, Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Đáng lưu ý: Hiện nay, theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ, chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… Thay vào đó, nếu không thể tham gia tố tụng thì vợ, chồng có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa…

Thứ tư, thủ tục ly hôn đơn phương:

Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện theo các bước sau:

  1. Chuẩn bị hồ sơ:
  • Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương: ghi rõ lý do ly hôn, yêu cầu về tài sản chung, con chung, quyền nuôi dưỡng con,…
  • Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc)
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao y có chứng thực) của người khởi kiện
  • Giấy khai sinh của con chung (nếu có)
  • Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản chung, con chung (nếu có)
  1. Nộp hồ sơ:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị đơn cư trú.

  1. Thụ lý hồ sơ:
  • Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ và thông báo cho người khởi kiện về ngày, giờ hòa giải.
  • Hòa giải không thành, Tòa án sẽ mở phiên tòa để xét xử.
  1. Xét xử:
  • Tại phiên tòa, hai bên sẽ trình bày ý kiến và đưa ra các bằng chứng liên quan.
  • Thẩm phán sẽ chủ trì phiên tòa và đưa ra bản án giải quyết ly hôn.
  1. Nhận bản án:
  • Sau khi có bản án, hai bên có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày.
  • Nếu không kháng cáo, bản án sẽ có hiệu lực pháp luật sau 10 ngày.

Thứ năm, phân chia tài sản và nhân thân:

Tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn được giải quyết cùng với yêu cầu ly hôn hoặc được tách ra giải quyết ở một vụ án riêng. Pháp luật luôn công nhận thỏa thuận phân chia tài sản giữa vợ và chồng, khi hai bên không thỏa thuận được, Tòa án sẽ giải quyết phân chia. Việc giải quyết tài sản khi ly hôn sẽ được Tòa án giải quyết dựa trên các nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật dân sự. Theo quy định của pháp luật, việc phân chia tài sản như sau:

Tài sản riêng: tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Tài sản chung: về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.

Trong quá trình phân chia tài sản, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Con chung:

Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng về trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà lạm dụng việc chăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm non con của người đó.

Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý, thì phải làm thế nào?

Lưu ý thủ tục ly hôn đơn phương có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng tùy vào từng trường hợp. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ly hôn, đặc biệt là ly hôn có yếu tố nước ngoài, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!

Phẩu thuật thẩm mỹ bị biến chứng -dichthuatkhanhan - 3

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

                               (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)

📞 : 02923 734 995

📧  : info@dichthuatkhanhan.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *