Kết hôn giả để xin nhập tịch nước ngoài, xử lý thế nào?

Kết hôn giả

Việc kết hôn giả hiện đang nảy sinh khá phổ biến ở Việt Nam gây ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình của nước ta cũng như của một số quốc gia nước ngoài.

Tuy nhiên, trong thực tế hành vi kết hôn giả tạo rất khó phát hiện và nhận biết được. Việc kết hôn này thường được sắp đặt, dàn dựng bằng những phương thức tỉ mỉ, tinh vi, toàn bộ hồ sơ thủ tục pháp lý cũng vô cùng đầy đủ, đúng quy định pháp luật. Đặc biệt là việc kết hôn giả tạo đã trở thành một nghề để kinh doanh trục lợi thông qua hoạt động môi giới.

Kết hôn giả là gì:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có quy định về vấn đề kết hôn giả tạo tại Khoản 11 Điều 3 và điểm a Khoản 2 Điều 5. Theo đó, khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 định nghĩa kết hôn giả như sau:

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

Căn cứ định nghĩa này, có thể thấy, kết hôn giả tạo là việc hai bên nam, nữ đồng ý kết hôn theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái với quy định của pháp luật để có thể tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tỉnh yêu tự nguyện. 

Đó có thể là một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân ví dụ như kinh tế, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị,… và tiêu biểu là vấn đề mà chúng đang đang đề cập – kết hôn giả để xin nhập tịch nước ngoài.

Kết hôn giả

Đặc điểm của kết hôn giả:

– Đã thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Một trong hai bên hoặc cả hai bên đã vi phạm điều kiện kết hôn bằng việc lợi dụng kết hôn để thực hiện mục đích khác mà không phải muốn xây dựng gia đình như đã liệt kê ở trên.

Trên nguyên tắc, kết hôn giả tạo vẫn sẽ đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng. Tuy nhiên, mục đích của kết hôn là xây dựng gia đình không được đảm bảo. 

Kết hôn giả tạo để xin nhập tịch nước ngoài có vi phạm pháp luật?

Việc kết hôn giả tạo theo quy định của nhiều nước là vi phạm pháp luật, vi phạm các nguyên tắc về hôn nhân và gia đình trong việc xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc.

Kết hôn giả không chỉ dừng lại ở chỗ xác lập quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý để đạt mục đích nào đó mà còn có những vấn đề phức tạp xảy ra nên không thể lường trước được những hậu quả phát sinh. Tiềm ẩn những nguy cơ như nạn buôn bán người xuyên quốc gia, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ, lợi dụng điểm yếu để đòi hỏi về vật chất hoặc gây áp lực tinh thần,…

Vì thế, kết hôn giả cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm nêu tại điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, kết hôn giả tạo để được nhập quốc tịch nước ngoài là hành vi vi phạm pháp luật.

Kết hôn giả

Kết hôn giả để xin nhập tịch nước ngoài xử lý như thế nào?

Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật (Theo khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014). Do đó, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và một số lĩnh vực khác có nêu rõ mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Cụ thể:

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

Như vậy, người nào kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng. Không chỉ vậy, người vi phạm còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này.

Kết luận:

Quy định kết hôn giả tạo là một trong các hành vi bị cấm thể hiện rõ thái độ của Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền tự do kết hôn của cá nhân, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam tiến bộ, phát triển. duy trì tính chất thật của một cuộc hôn nhân hạnh phúc, tránh việc hôn nhân bị biến thành một phương tiện gián tiếp để hưởng lợi của một số cá nhân. 

Nếu bạn cần hỗ trợ về các vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài như thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, ly hôn,… Dịch thuật – Visa Khánh An sẵn sàng tư vấn các vấn đề pháp lý với chuyên môn hơn 10 năm kinh nghiệm, tận tâm hỗ trợ các vấn đề cần giải đáp của khách hàng!

lam-passport-ho-chieu-o-dau-tai-can-tho-logo-khanh-an

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

                               (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)

📞 : 02923 734 995

📧  : dichthuatkhanhan@gmail.com

🌐 dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *