Miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài: Điều kiện, thủ tục và các lưu ý quan trọng

Mien giay phep lao dong cho nguoi nuoc ngoai

Trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều lao động, chuyên gia nước ngoài đến làm việc và đầu tư. Tuy nhiên, để làm việc hợp pháp tại Việt Nam, người nước ngoài cần có giấy phép lao động do cơ quan chức năng cấp. Tuy vậy, không phải ai cũng phải xin giấy phép. Trong một số trường hợp đặc biệt, người nước ngoài có thể được miễn giấy phép lao động. Vậy miễn giấy phép lao động là gì? Những trường hợp nào được miễn? Thủ tục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mien giay phep lao dong cho nguoi nuoc ngoai

I. Miễn giấy phép lao động là gì?

Giấy phép lao động là văn bản do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (nay là Bộ Nội vụ) hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nay là Sở Nội vụ) cấp, cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Miễn giấy phép lao động là trường hợp người lao động nước ngoài được pháp luật Việt Nam cho phép làm việc mà không cần phải xin cấp giấy phép lao động. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động.

II. Các trường hợp được miễn giấy phép lao động

Theo Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP), các trường hợp được miễn giấy phép lao động bao gồm:

1. Nhóm nhà đầu tư, quản lý, thành lập doanh nghiệp

  • chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn công ty TNHH có vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên.

  • Chủ tịch hoặc thành viên HĐQT công ty cổ phần với vốn góp từ 3 tỷ đồng.

  • người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (văn phòng đại diện, chi nhánh…).

  • Trưởng đại diện, quản lý chính trong tổ chức quốc tế, phi chính phủ (NGO) được cấp phép tại Việt Nam.

2. Nhóm làm việc ngắn hạn, thời vụ, dự án đặc biệt

  • Vào Việt Nam dưới 3 tháng để chào bán dịch vụ.

  • Vào Việt Nam dưới 3 tháng để xử lý sự cố kỹ thuật mà chuyên gia trong nước không giải quyết được.

  • Là chuyên gia, kỹ sư, nhà quản lý vào làm việc dưới 30 ngày/lần và không quá 3 lần/năm (tổng cộng không quá 90 ngày/năm).

3. Nhóm giảng dạy, nghiên cứu, thực tập và ngoại giao

  • Là giảng viên, chuyên gia được mời giảng tại các cơ sở giáo dục quốc tế hoặc theo hiệp định quốc tế.

  • học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, cơ sở đào tạo Việt Nam.

  • tình nguyện viên đến từ các tổ chức quốc tế, không hưởng lương, có xác nhận của đại sứ quán hoặc cơ quan chủ quản.

  • thân nhân của thành viên cơ quan ngoại giao tại Việt Nam được miễn theo điều ước quốc tế.

  • Người có hộ chiếu công vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị – xã hội.

  • luật sư nước ngoài được cấp phép hành nghề tại Việt Nam.

  • nhà báo quốc tế có giấy phép hoạt động do Bộ Ngoại giao cấp.

4. Trường hợp đặc biệt theo chương trình hợp tác quốc tế

  • Người nước ngoài làm việc trong chương trình ODA, hợp tác quốc tế, hoặc theo điều ước song phương giữa Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.

  • Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Nội vụ.

III. Thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động

Dù thuộc diện miễn giấy phép, đa số trường hợp vẫn phải thực hiện thủ tục xác nhận với cơ quan quản lý lao động.

 Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp sử dụng lao động phải chuẩn bị hồ sơ và nộp trước ít nhất 10 ngày so với ngày dự kiến người nước ngoài bắt đầu làm việc.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị xác nhận miễn giấy phép lao động (Mẫu 09/PLI).

  • Bản sao hộ chiếu còn hiệu lực.

  • Giấy khám sức khỏe (có thời hạn không quá 12 tháng).

  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động (nếu thuộc diện phải đăng ký).

  • Tài liệu chứng minh thuộc diện được miễn giấy phép lao động.

  • Các tài liệu tiếng nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sựdịch sang tiếng Việt có công chứng, trừ trường hợp được miễn.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ có thể được nộp:

  • Trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc Sở Nội vụ (nơi người lao động làm việc).

  • Qua đường bưu điện.

  • Nộp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử nếu có hỗ trợ.

Bước 3: Nhận kết quả xác nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ:

  • Cấp Văn bản xác nhận miễn giấy phép lao động (Mẫu 10/PLI);

  • Trường hợp từ chối, sẽ có văn bản nêu rõ lý do.

 Lưu ý quan trọng:

  • Một số trường hợp không cần xác nhận miễn giấy phép nhưng vẫn phải thông báo với Sở Nội vụ trước ít nhất 3 ngày làm việc.

  • Giấy xác nhận miễn phép có hiệu lực tối đa 2 năm, trùng với thời hạn hợp đồng lao động.

  • Nếu có thay đổi về thông tin cá nhân, nơi làm việc, vị trí… cần xin cấp lại giấy xác nhận.

IV. Lợi ích của việc của miễn giấy phép lao động

Việc miễn giấy phép lao động mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động nước ngoài:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí so với quy trình xin giấy phép lao động thông thường.

  • Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, chuyên gia quốc tế nhanh chóng bắt đầu công việc.

  • Tăng cường tính linh hoạt trong việc mời chuyên gia kỹ thuật, giáo viên, nhà nghiên cứu làm việc tại Việt Nam trong thời gian ngắn.

V. Kết luật

Việc hiểu rõ và thực hiện đúng quy định về miễn giấy phép lao động không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc sử dụng lao động quốc tế. Tuy nhiên, dù là miễn phép, doanh nghiệp vẫn cần chủ động hoàn thiện thủ tục xác nhận theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Nếu bạn hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài, hãy liên hệ với đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để được hỗ trợ chi tiết, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Logo khanh An new

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: Số 1 hẻm 9 Mậu Thân, P .Ninh Kiều, TP Cần Thơ  

📞 : 02923 734 995

📧  : dichthuatkhanhan@gmail.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *