Sống thử – Nên hay không nên?

Sống thử - Nên hay không nên?

Trong thời đại mà giới trẻ đang trải qua nhiều sự đổi mới và tự do trong các quyết định về lối sống của mình, khái niệm “sống thử trước hôn nhân” đang dần nổi lên như một xu hướng của các cặp đôi yêu nhau, muốn tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống trước hôn nhân mà chưa có ràng buộc pháp lý nào.

Sống thử – Nên hay không nên?

Sống thử là gì?

Sống thử trước hôn nhân là việc một nam một nữ có mối quan hệ tình cảm chung sống sinh hoạt như vợ chồng. Về khía cạnh pháp lý không tồn tại thuật ngữ hay khái niệm “sống thử” tuy nhiên Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có giải thích từ ngữ “Chung sống như vợ chồng” là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Việc hai người đủ điều kiện nhưng không đăng ký kết hôn mà tự nguyện cùng nhau tạo dựng “mô hình gia đình” và trải nghiệm cảm giác về chung một nhà sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp, cũng không có bất cứ ràng buộc pháp lý nào với nhau.

Ngày nay tình trạng này xuất hiện nhiều ở những cặp đôi trẻ, kể cả mối quan hệ đồng giới bởi lẽ pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa thừa nhận hôn nhân của những người đồng giới tính, đây là cách duy nhất để các mảnh ghép đặc biệt ấy có thể đáp ứng các nhu cầu tình cảm, được quan tâm, sẻ chia như một gia đình thực sự.

Thực trạng của việc sống thử hiện nay

Sống thử trước hôn nhân đang là vấn đề không những được các bạn trẻ quan tâm mà còn là một chủ đề nóng được các bậc phụ huynh cực kỳ chú ý và bàn luận. Khi xã hội ngày càng tiến bộ và cởi mở, giới trẻ mong muốn thể hiện cá tính bản thân nhiều hơn và có nhu cầu tự do quyết định lựa chọn cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, với những gì thể hiện đi ngược lại với truyền thống, sống thử vấp phải nhiều ý kiến và sự lo ngại. Vì thế, chúng ta cần một cái nhìn đa chiều về hiện tượng xã hội này.

Sống thử - Nên hay không nên?

Vì sao nên sống thử?

  • Lợi ích đầu tiên của việc sống thử là giúp các cặp đôi đánh giá sự hòa hợp trước khi kết hôn, việc ở cùng nhau giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn và có nhiều thời gian để thích nghi với lối sống của đối phương.
  • Giảm bớt gánh nặng kinh tế của các cặp đôi trẻ, bởi khi “góp gạo thổi cơm chung”, cả hai sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, ngoài ra còn có thể chia sẻ việc nhà, giúp đỡ nhau, từ đó thống nhất trong các quy tắc quản lý tài chính và cách cư xử trong sinh hoạt chung. 
  • Khi sinh sống cùng nhau, họ có cơ hội hiểu được tính cách của đối phương. Nếu có mâu thuẫn xảy ra, chấp nhận thay đổi cũng như tôn trọng sự khác biệt của đối phương, biết cách điều hòa thì mối quan hệ sẽ tốt hơn, ngược lại nếu cả hai không thấu hiểu thì mối quan hệ ấy có thể kết thúc dễ dàng mà không cần thủ tục ly hôn.

Vì sao không nên sống thử?

  • Định kiến xã hội sẽ là mối e ngại lớn nhất, bởi lẽ Việt Nam là một đất nước đề cao giá trị truyền thống và phẩm hạnh của người phụ nữ, theo định kiến thì sống thử là lối sống buông thả, phóng túng không phù hợp thuần phong mỹ tục, đạo đức, giá trị văn hóa của con người Việt Nam.
  • Sống thử cũng không hoàn toàn hoàn hảo như giới trẻ nhìn nhận, bởi những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm người ta chán nhau, nhất là khi họ còn nặng áp lực học hành và nỗi lo cơm áo gạo tiền.
  • Bên cạnh đó, với tâm lý “không hợp thì bỏ” khiến các cặp đôi thiếu trách nhiệm và “cả thèm chóng chán”, thay vì nỗ lực hàn gắn vượt qua khó khăn, mâu thuẫn, cả hai lại dễ dàng buông xuôi và tan vỡ.
  • Việc tranh chấp trong quá trình sống chung như vợ chồng sẽ vô cùng khó giải quyết, nhất là khi có tranh chấp về tài sản, dễ khiến họ phá vỡ viễn cảnh tươi đẹp về hôn nhân và tạo nên những rào cản về tâm lý.
  • Nếu sống chung khi tình cảm cả hai đã chín muồi, cộng với điều kiện tài chính ổn định thì sự hiện diện của đứa con sẽ là chìa khóa mở ra viễn cảnh một gia đình hạnh phúc, tuy nhiên, nếu mối quan hệ chưa đủ bền chặt và gánh nặng mưu sinh thì việc mang thai ngoài ý muốn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý, sức khỏe và tương lai, nhất là người phụ nữ.
  • Sống thử là lối sống trải nghiệm, nó chỉ thích hợp  nếu mục đích cuối cùng là đi đến hôn nhân, khi cả hai đã đủ trưởng thành và trách nhiệm.

Vậy, với một cái nhìn đa chiều, việc sống thử trước hôn nhân không chỉ là vấn đề của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Cần có sự thảo luận và đánh giá cẩn thận về lợi và hại của việc sống thử, từ đó tìm ra hướng phù hợp và lành mạnh nhất để hỗ trợ các cặp đôi trẻ trong quá trình xây dựng mối quan hệ với nhau.

Nếu bạn cần tư vấn về các pháp lý trong hôn nhân, hãy liên hệ với Khánh An qua thông tin sau nhé!

Phẩu thuật thẩm mỹ bị biến chứng -dichthuatkhanhan - 3

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

                               (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)

📞 : 02923 734 995

📧  : info@dichthuatkhanhan.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *