VAI TRÒ NGƯỜI PHIÊN DỊCH TRONG CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ

Các vấn đề khi ứng xử trên không gian mạng - dichthuatkhanhan - 1

Trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, vai trò của người phiên dịch tham gia vào phiên xét xử tại Toà án là vô cùng quan trọng. Họ đóng vai trò trung gian giữa các bên liên quan, đảm bảo sự hiểu rõ và tương tác hiệu quả trong quá trình xét xử tại Toà án. Tuy nhiên, để trở thành một người phiên dịch và được tin dùng trong lĩnh vực này đòi hỏi không chỉ khả năng thông dịch một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác, mà còn sự hiểu biết về hệ thống pháp lý và đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về những yếu tố quan trọng cần có để trở thành một người phiên dịch trong các vụ việc dân sự tại Toà án.

Các vấn đề khi ứng xử trên không gian mạng - dichthuatkhanhan - 2

Cần người phiên dịch trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người phiên dịch là:

Điều 81. Người phiên dịch

  • Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
  • Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.

Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó.

Như vậy, trong trường hợp người tham gia tố tụng không thể nói được tiếng Việt thì cần có người phiên dịch để phiên dịch tiếng nói của họ cho những người tiến hành tố tụng, cũng như truyền đạt lại thông tin mà những người tiến hành tố tụng đã trình bày từ tiếng Việt sang ngôn ngữ của người tham gia tố tụng đó. Có thể thấy, người phiên dịch là trung gian truyền đạt lại thông tin cho hai bên chủ thể là người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, các bên chủ thể đó bao gồm:

– Thứ nhất, người tiến hành tố tụng dân sự theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật Tố tụng dân sự, gồm có:

  • Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
  • Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

– Thứ hai, người tham gia tố tụng theo quy định tại chương VI Bộ luật Tố tụng dân sự gồm có:

  • Một là, đương sự các bên hay còn được hiểu là nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không sử dụng được tiếng Việt; 
  • Hai là, những người tham gia tố tụng khác không sử dụng được tiếng Việt. Ngoại trừ người phiên dịch, những người tham gia tố tụng khác theo quy định lần lượt là: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người đại diện; 

Ngoài ra, trường hợp người tham gia tố tụng là người khuyết tật chỉ có thể nghe hoặc nhìn, họ cũng cần có người phiên dịch hiểu được ngôn ngữ ký hiệu để hỗ trợ diễn giải và truyền đạt thông tin cho họ tại phiên toà. 

Điều kiện để trở thành người phiên dịch

Theo quy định nêu trên, người phiên dịch chỉ cần là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của nội dung được phiên dịch, người phiên dịch tại Toà án thường được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn sau đây: 

  • Tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ hoặc có chứng chỉ ngoại ngữ đối với ngôn ngữ được phiên dịch.
  • Nắm vững thuật ngữ pháp lý trong tiếng Việt và ngôn ngữ được phiên dịch.
  • Khả năng phản xạ tốt, nói năng lưu loát.

Xử phạt đối với người phiên dịch 

Nhằm đảm bảo tính khách quan trong quy trình tố tụng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số: 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Trong đó, người phiên dịch có thể bị xử phạt nếu thuộc vào các trường hợp dưới đây:

“Điều 16. Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.”

Điều 18. Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật.”

Chung quy lại, người phiên dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích các chủ thể cho những người tham gia tố tụng không thể nói được tiếng Việt. Do vậy, việc đặt ra các tiêu chuẩn về khả năng ngôn ngữ và chuẩn mực đạo đức là điều hoàn toàn thiết yếu. Nếu quý đọc giả có nhu cầu tìm người phiên dịch tại Toà án chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn cao, quý đọc giả có thể liên hệ theo thông tin dưới đây. 

 

lam-passport-ho-chieu-o-dau-tai-can-tho-logo-khanh-an

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

                               (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)

📞 : 02923 734 995

📧  : dichthuatkhanhan@gmail.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *