Tin mới nhất về tăng lương hưu từ 01/07/2024

Tin mới nhất về tăng lương hưu từ 01/07/2024 - dichthuatkhanhan

Tin mới nhất về tăng lương hưu từ 01/07/2024 nhận được quan tâm lớn từ nhân viên sắp về hưu và sẽ về hưu. Vậy, lương hưu từ 01/07/2024 sẽ được điều chỉnh như thế nào? Cùng Dịch thuật Khánh An tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Tin mới nhất về tăng lương hưu từ 01/07/2024

Kết hợp với việc cải cách tiền lương cho công chức, các khoản lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm Xã hội (BHXH) cũng sẽ trải qua điều chỉnh tăng từ ngày 01/07/2024 tới.

Trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương, những người có công trước năm 1995 sẽ được ưu tiên giải quyết chế độ lương hưu ở mức cao nhất, đảm bảo không gặp thiệt thòi. Sau khi cải cách tiền lương được thực hiện, người có công sẽ được hưởng mức lương hưu cao hơn so với mức trung bình. Đồng thời, có nỗ lực để nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 750.000 đồng, đồng thời đưa mức chuẩn tối thiểu lên ít nhất 50% so với hộ nghèo nông thôn.

Về việc điều chỉnh lương hưu, BHXH Việt Nam đã đề xuất tăng thêm 8% cho người hưởng hưu trí cả trong khu vực công và tư, với kinh phí dự kiến là hơn 8.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, đại diện của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết rằng ít nhất phải tăng 15% cho lương hưu.

Tin mới nhất về tăng lương hưu từ 01/07/2024 - dichthuatkhanhan

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo pháp luật hiện hành như sau:

*Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) điều kiện hưởng lương hưu năm 2023 đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu:

  1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp trong quy định.
  2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp trong quy định.
  3. Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
  4. Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

*Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Theo quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019): người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
       – Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
       – Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: Sẽ giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

*Đối với người tham gia BHXH bắt buộc?

Tại Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Điều kiện hưởng lương hưu:

  1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp trong quy định.
  2. Người lao động quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 31 của Luật này nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp trong quy định.
  3. Người lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có thời điểm hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành thì điều kiện để được hưởng lương hưu là phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.

Như vậy, đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên (trừ trường hợp đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì từ đủ 20 năm trở lên).

*Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?

Tại Điều 105 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định điều kiện hưởng lương hưu với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Đủ 61 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 56 tuổi 08 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
  2. Đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”

Vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm xã hội xuống còn 15 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Bên cạnh đó, tại Điều 64, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu. Và, đủ 61 tuổi 3 tháng đối với lao động nam, đủ 56 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn thì vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành.

Lần gần nhất tăng lương hưu là khi nào?

Theo Điều 2, Nghị định 42/2023/NĐ-CP quy định với mức tăng 12,5% hoặc 20,8%, như sau:

(1) Từ ngày 1.7.2023: Tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP đã được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP chưa được điều chỉnh theo Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

(2) Từ ngày 1.7.2023, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 42/2023/NĐ-CP, sau khi điều chỉnh theo Điểm (1), có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

(3) Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Từ năm 2016 đến hiện tại, Chính phủ đã điều chỉnh tăng lương hưu 6 lần. Năm 2016 điều chỉnh tăng 8%, năm 2017 điều chỉnh tăng 7,44%, năm 2018 tăng 6,92%, năm 2019 tăng 7,19%, năm 2022 tăng 7,4% lương hưu.

Dựa theo quy định trên, vậy lần gần nhất tăng lương hưu là từ ngày 1/7/2023.

lam-passport-ho-chieu-o-dau-tai-can-tho-logo-khanh-an

CÔNG TY TNHH DỊCH THUẬT – VISA KHÁNH AN

📌: 85 Mậu Thân, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ

                               (Cạnh Chùa Bửu Trì, Cầu Rạch Ngỗng 1)

📞 : 02923 734 995

📧  : dichthuatkhanhan@gmail.com

🌐 : dichthuatkhanhan.com

Zalo : 0842 224 254 

Facebook: Dịch thuật – Visa Khánh An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *